Trang

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2023


 

ANH PHẠM HÀO QUANG

(Tấm ảnh chụp trên sân thượng nhà anh Quang, anh là người đứng thứ 2)

Có thể nói anh một con người gần như là huyền thoại, từng vào sinh ra tử, từng nếm trải đủ ngọt bùi cay đắng ở đời để đến hôm nay thành đạt khiến cho người người phải ngưỡng mộ, thán phục.

Anh sinh năm 1953 tại Nghệ An, vào bộ đội năm 1971 khi còn đang học dở cấp 3. Được cử đi học Sỹ quan Thông tin trong quân đội và phấn đấu lên đến hàm Trung úy.

Trong cuộc chiến Tây Nam đánh Pôn-pốt, anh cùng 14 quân nhân trên một chiếc máy bay trực thăng từ sân bay Tân Sơn Nhất sang Căm-pu-chia. Máy bay bị trúng đạn của địch, phi hành đoàn hy sinh hết cả, còn duy nhất anh bị đa chấn thương rất nặng. Vỡ hộp sọ, gãy xương cổ, gãy tứ chi, vỡ gan... phải phẫu thuật nhiều lần ở các Quân y viện.

Anh trở thành thương binh nặng và an dưỡng tại quê nhà. Không cam chịu đói nghèo, anh giao lại sổ Thương binh cho cha mẹ rồi vào nam tính kế làm ăn. Lăn lộn làm đủ thứ nghề: phụ bếp ăn, làm thợ xây, sửa ti-vi dạo… Với bản tính thật thà lại chịu khó, chịu khổ anh đã được nhiều quý nhân phù trợ. Người bạn đời nghèo khó cũng hết lòng thương anh và đồng hành cùng anh. Làm thợ xây, anh trở thành chủ thầu rồi học Trung cấp xây dựng, mở Công ty TNHH tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người. Sau này anh còn học Đại học Luật để mở Công ty tư vấn Luật nhằm giúp khách hàng, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của họ.

Thành đạt, hanh thông trong công việc làm ăn, anh tham gia nhiều các hoạt động từ thiện xã hội, tri ân đồng đội và giúp đỡ những mảnh đời gian khó.

Một điều đặc biệt nữa ở Doanh nhân Phạm Hào Quang là anh có khả năng viết truyện, làm thơ không thua kém gì những nhà văn chuyên nghiệp. Xin trích vài dòng thơ anh viết về mẹ:          

“Con về mẹ đã đi xa

Chỉ còn giọt nắng nhạt nhòa ngoài sân

À ơi, mẫu tử tình thâm

Nghe trong hương gió bước chân mẹ về”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét